K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

1.Chiến tranh Mông Nguyên – Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (tên gọi ở Việt Nam) là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ và nhà Nguyên.

2.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.

17 tháng 12 2021

mn giúp em/mih vs ạ, 11h30 là em/mih phải nộp rồi

khocroi

 

4 tháng 3 2022

tra gg đi

4 tháng 3 2022

tui tiết lộ thật mấy đứa mà trả lời tham khảo là tra gg á

10 tháng 12 2021

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ:

  • Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
  • Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
  • Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần
  • Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi.

Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 2

Diễn biến:

  • Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta
  • Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
  • Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
  • Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.

Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3:

Diễn biến:

  • Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp
  • Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan

Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc

  • Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

Chiến thắng Bạch Đằng

  • Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang
  • Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng
  • Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết:

  • Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
  • Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
  • Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
  • Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn

Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

10. Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp  của nhà Trần? *Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới thời Trần 1- Kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258)11 Trước khi kéo quân vào xâm lược nước ta, Tướng Mông Cổ đã làm gì?12 Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến?13 Trước nguy cơ bị xâm lược và thế mạnh của giặc, thái độ của vương triều Trần và quân dân...
Đọc tiếp

10. Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp  của nhà Trần?

 *Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới thời Trần

 1- Kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258)

11 Trước khi kéo quân vào xâm lược nước ta, Tướng Mông Cổ đã làm gì?

12 Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến?

13 Trước nguy cơ bị xâm lược và thế mạnh của giặc, thái độ của vương triều Trần và quân dân ta như thế nào?

14 Những biểu hiện nào chứng tỏ quân và dân ta, vua tôi nhà Trần kiên quyết chống giặc?

15 Em có suy nghĩ gì về chủ trương “vườn không nhà trống” của nhà Trần?

16 Sau khi chiếm được Thăng Long, tình hình quân giặc như thế nào?

17 Chiến thắng Đông Bộ Đầu có ý nghĩa gì?  Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị đánh bại?

18.Qua cuộc kháng chiến lần I chống quân Mông Cổ chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách đánh giặc?

1
22 tháng 12 2021

Câu 11:

tướng mông cổ đã cho người sang gửi thư đe dọa nhà Trần

26 tháng 12 2020

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi để lại bài học kinh nghiệm gì ?

Bài học Kinh nghiệm ,quý giá:

- Bài học về nghệ thuật đánh giặc thông minh

-Bài học trong xây dựng đất nước: lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh ,dựa vào dân lấy dân làm gốc

26 tháng 12 2020

Nêu những tấm gương tiêu biểu về long yêu nước bất khuất  trong cuộc kháng chiến Mông – Nguyên ? em học được những gì qua tấm gương đó?

1. Trần Thủ Độ

2. Trần Quốc Tuấn

3. Trần Quốc Toản

4. Trần Nhân Tông

5. Trần Quang Khải

6. Trần Khánh Dư

7. Trần Bình Trọng

Em đã học tập được: ​em cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. , cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. em sẽ cố gắng đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. và phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

17 tháng 12 2016

1)

-1070: Xây dựng Văn Miếu ở Thăng long

-1075: mở khoa thi đầu tiên

-1076: mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đi học

-Văn học: chữ Hán bước đầu phát triển

-Tôn giáo: đạo Phật phát triển

-Các loại hình văn hóa dân ca đa dạng và phong phú như cá, mực, nhảy, chèo tuồng,...

-Nền văn hóa mang tính dân tộc

2)*Nguyên nhân thắng lợi:

Sự đoàn kết, tham gia kháng chiến của toàn dân

Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần

Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta

Chiến thuật, chiến lược độc đáo, sáng tạo của vương triều Trần

*Ý nghĩa lịch sử

Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của Đế chế Mông-nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

-Thể hiện sức mạnh dân tộc, niềm tự hào dân tộc

-Góp phần xây đắp thêm truyền thống quân sự dân tộc

3)Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần

Về kinh tế: phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền

Về xã hội: thực hiện chính sách hạn nô

Về văn hóa-giáo dục: dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế thi cử và học tập

Về quân sự: thực hiện các biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng

4) Tình hình kinh tế:

nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp, không sửa chữa để, mất mùa đói kém

Vương hầu, quý tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất

Ruộng đất công bị xâm lấn nên đời nông dân, nông nô, nô tì rất cực khổ

Tình hình xã hội:

Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa

Trong triều nhiều kẻ tham lam, nịnh thần

Vua Trần mất, tình hình càng thêm rối loạn

Nông dân, nô tì nổi dậy khởi nghĩa

 

17 tháng 12 2016

1.* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.